Vòng đời sản phẩm: Product Life Cycle - Tầm nhìn dài hạn

 Vòng đời sản phẩm


Vòng đời sản phẩm
Product life cycle: vòng đời sản phẩm 


Vòng đời sản phẩm là gì?

Thuật ngữ vòng đời sản phẩm hay chu kì sống của sản phẩm đề cập đến khoảng thời gian mà sản phẩm bắt đầu đưa vào thị trường đến tay người tiêu dùng cho đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi "kệ hàng" ( kết thúc của sản phẩm).  Vòng đời sản phầm hay gọi là Product life cycle gồm có bốn giai đoạn:

  1. Giới thiệu - Introduction
  2. Tăng trưởng - Growth
  3. Trưởng thành - Maturity
  4. Suy giảm - Decline

Khái niệm này được bộ phận quản lý marketing thường xuyên sử dụng để quyết định thời điểm tăng quảng cáo cũng như lựa chọn chiến dịch phù hợp. Quá trình lập chiến lược để liên tục hỗ trợ và duy trì sản phẩm được gọi là quản lý vòng đời sản phẩm 

NOTE
  • Vòng đời sản phẩm là khoảng thời gian được đưa vào thị trường cho tới lúc đưa ra khỏi "kệ hàng".
  • Có bốn giai đoạn của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm.
  • Khái niệm vòng đời sản phẩm giúp ra quyết định trong kinh doanh từ quảng cáo, khuyến mãi hoặc cắt giảm chi phí.
  • Các sản phẩm mới hơn sẽ đẩy sản phẩm cũ ra khỏi thị trường.


Hiểu cách hoạt động của vòng đời sản phẩm:

 Sản phẩm cũng giống như con người, cũng có chu kỳ sống. Một sản phẩm được bắt đầu từ lúc lên ý tưởng, bản thử nghiệm và bản hoàn chỉnh sau đó là đem ra thị trường tiêu thụ. 

Như đã giới thiệu ở trên Vòng đời sản phẩm có bốn giai đoạn - Giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm.

  • Giới thiệu: Giai đoạn này người tiêu dùng sẽ thường xuyên nhìn thấy sản phẩm được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông về lợi ích cốt lỗi của sản phẩm và tạo hình ảnh quen thuộc trong lòng khán giả.
  • Tăng trưởng: Nếu sản phẩm thành công, sản phẩm sẽ sang giai đoạn tăng trưởng. Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường đối với lượng cung ứng sản phẩm là có. Nếu sự gia tăng này có thể đảm bảo thì hãy  mở rộng sản xuất để chuẩn bị bước sang giai đoạn Trưởng thành - giai đoạn chín muồi nhất trong vòng đời sản phẩm.
  • Trưởng thành: Đây là giai đoạn sinh lời cao nhất trong khi chi phí sản xuất và tiếp thị đã giảm, vì lúc này người tiêu dùng đã quen với việc lợi ích của sản phẩm đối với họ trong cuộc sống.
  • Suy giảm: Một sản phẩm khác xuất hiện trên thị trường có thể khiến sản phẩm của bạn chuyển sang giai đoạn này nếu nó đủ mạnh - vì vậy hãy luôn dùng mô hình 3c để quan sát môi trường xung quanh của doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa có thể là do khách hàng đã chán với sản phẩm của bạn, những chuyên gia marketing rất giỏi trong việc đưa sản phẩm quay lại giai đoạn tăng trưởng. Có lẽ bạn sẽ cần họ để kiếm thêm một ít lợi nhuận từ việc này.

Khi một sản phẩm được giới thiệu trong thị trường sẽ làm tăng tính phổ biến của nó lên nếu bản thân sản phẩm có đủ lợi ích mà người tiêu dùng cần. Những sản phẩm này sẽ đẩy sản phẩm cũ khác ra khỏi thị trường.


NOTE:
  • Trong khi một sản phẩm mới đang giới thiệu thì một sản phẩm tăng trưởng phải tìm cách khác biệt hóa trong thị trường.


  • Product life cycle - Bằng tiếng anh.

Ví dụ về vòng đời sản phẩm:



Nokia

Chắc hẳn bạn còn nhớ những chiêc điện thoại đời đầu trắng đen của Nokia. Đây là ví dụ rõ nhất về dòng đời sản phẩm trong thị trường và là bài học đáng giá nhất cho bất kỳ ai.

Nokia 1280
Vòng đời sản phẩm - Nokia



  1. Giới thiệu: những ngày đầu ra mắt chắc chắn ai cũng biết đên tính năng chủ chốt của điện thoại này. Nhỏ gọn và bền bỉ đã giúp nokia có được vị trí trong lòng người tiêu dùng.
  2. Tăng trưởng: Thật dễ đoán khi Nokia có thể tăng trưởng mạnh trong thị trường bởi vì tính dễ sử dụng và siêu siêu bền của nó mang lại lợi ích không hề nhỏ cho người mua.
  3. Trưởng thành: Ở giai đoạn này là giai đoạn mà Nokia kiếm được lợi nhuận nhiều nhất nhưng cũng chính là lức báo hiệu có kẻ khác trong thị trường đang tìm cách đột phá. Đó là những chiếc điện thoại cảm ứng với kiểu dáng sang trọng.
  4. Suy giảm: Vì sự bảo thủ không tìm kiếm khác biệt hóa trong thị trường mà dần dần Nokia đã bị mọi người xa lánh.

Như bạn đã thấy để có thể tồn tại trên thị trường càng lâu thì phải có những điểm lợi thế giúp cho sản phẩm có thể trụ vững trên thi trường. Và phải luôn quan sát môi trường xung quanh doanh nghiệp bằng những kỹ thuật khác nhau, điển hình như mô hình 3c. 
Nếu sản phẩm của bạn đang cần cá nhân hóa đối tượng cụ thể trong thị trường thì chắc hẵn mô hình  STP marketing sẽ giúp được bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến