STP Marketing là gì? Ví dụ thực tế về STP Marketing
STP là gì? Mô hình đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy chuyển đổi và doanh thu? Chúng ta hãy hiểu nó cùng minh họa thực tế.
Mô hình STP hay STP marketing là một khái niệm cốt lỗi trong tiếp thị hiện đại.
Nếu không có STP các chiến dịch sẽ chung chung, có ít hoặc không thể cá nhân hóa cụ thể và nhìn chung sẽ không thể chuyển đổi ở mức mà các doanh nghiệp cho là hiệu quả.Chúng ta hãy đi sâu vào STP và xem thử nó mang lại hiệu quả trong việc tiếp thị của bạn như thế nào.
STP marketing là gì?
STP marketing là từ viết tắt của Segmentation, Targeting and Positioning ( Phân đoạn, nhắm mục tiêu và định vị). Đây là một mô hình ba bước kiểm tra các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cũng như cách bạn truyền đạt lợi ích của chúng đến phân khúc khách hàng.
Nhìn chung mô hình STP có nghĩa là bạn phân khúc thị trường của mình, nhắm mục tiêu các phân khúc khách hàng được chọn bằng các chiến dịch tiếp thị phù hợp với sở thích của họ và điều chỉnh "vị trí" của bạn theo mong muốn, kỳ vọng của họ.
STP marketing được coi là mô hình có hiệu quả vì nó tập trung vào việc chia nhỏ tệp khách hàng của bạn thành các nhóm nhỏ hơn, cho phép bạn phát triển các chiến lược cụ thể hóa để tiếp cận và thu hút từng đối tượng mục tiêu.
Có một thực tế, khoảng 59% khách hàng nói rằng cá nhân hóa ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ, 44% khác nói rằng trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa sẽ ảnh hưởng họ quay lại mua hàng của một thương hiệu
Các bước STP
Phân khúc/ Segmentation
- Phân khúc theo địa lý: Phân chia đối tượng của bạn dựa trên quốc gia, khu vực, thành phố,..
- Phân khúc theo nhân khẩu học: Phân chia đối tượng của bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,..
- Phân khúc theo hành vi: Phân chia đối tượng của bạn dựa trên cách họ tương tác với doanh nghiệp của bạn: Họ mua gì, tần suất họ mua, những gì họ duyệt qua,..
- Phân khúc theo tâm lý: Phân chia đối tượng của bạn dựa trên phong cách sống, sở thích, hoạt động, ý kiến,..
Nhắm mục tiêu/ Targeting
- Quy mô: Xem xét quy mô phân khúc của bạn cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai
- Khả năng sinh lời: Xem xét phân khúc nào của bạn có khả năng chi nhiều tiền nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Xác định giá trị lâu dài của khách hàng trong từng phân khúc và so sánh.
- Khả năng tiếp cận: Cân nhắc mức độ dễ dàng hay khó khăn để bạn tiếp cận từng phân khúc với nổ lực tiếp thị của mình. Xem xét chi phí mua lại khách hàng/ Customer acquisition costs (CAC) cho từng phân khúc. CAC cao hơn có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn.
Định vị/ Positioning
- Định vị mang tính biểu tượng: Nâng cao hình ảnh bản thân - ngành công nghiệp xe hơi hạng sang là một ví dụ điển hình cho điều này - họ phục vụ cùng một mục đích như bất cứ loại xe nào khác nhưng chính vì hạng sang nên chúng cũng nâng cao lòng tự trọng và hình ảnh của khách hàng.
- Định vị chức năng: Bạn giải quyết những vấn đề và cung cấp lợi ích thực sự cho họ.
- Định vị trải nghiệm: Tập trung vào kết nối cảm xúc mà khách hàng có với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
Lợi ích của mô hình STP
- Thông điệp thương hiệu của bạn trở nên cá nhân và đồng cảm hơn bởi vì bạn đã biết tính cách khách hàng và biết chính xác người mà bạn đang nói về.
- Sự kết hợp tiếp thị của bạn trở nên dễ dàng hơn và mang lại lợi tức đầu tư cao hơn bởi vì bạn không còn lãng phí ngân sách cho các kênh mà khán giả của bạn không thường xuyên "đến"
- Việc nghiên cứu thị trường và đổi mới sản phẩm của bạn trở nên hiệu quả hơn bởi vì bạn biết chính xác ai cần xin lời khuyên và phản hồi trong giai đoạn phát triển.
Ví dụ điển hình về STP Marketing: Cuộc chiến của Cola
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực với thương hiệu coke ( những người 100% trung thành với coke).
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực với Pepsi ( những người 100% trung thành với coke).
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực với cả hai thương hiệu, có lòng trung thành với cả hai thương hiệu, họ đã linh hoạt chuyển đổi mua hàng cả hai thương hiệu.
Nhận xét
Đăng nhận xét