Mô hình 3C - Chiến lược bắt buộc của Doanh Nghiệp
Giải thích mô hình kinh doanh 3C
Mô hình kinh doanh 3C trong marketing ban đầu được tạo ra bởi Kenichi Ohmae là một nhà lý thuyết tổ chức, một chuyên gia tư vấn quản lý người nhật, ông là tác giả nổi tiếng về phát triển mô hình 3C. Mô hình 3C trong marketing đã được sử dụng như một mô hình chiến lược kinh doanh phổ biến trong nhiều năm nay và cũng thường được dùng cho Web marketing ngày nay.
Phương pháp mô hình 3C này giúp bạn tập trung vào ba vấn đề chính của một doanh nghiệp: Customers/Khách hàng, Competitors/Đối thủ cạnh tranh, Corporation/Doanh nghiệp. Bằng cách phân tích 3 yếu tố trên bạn sẽ tìm ra "key success factor" và tạo một chiến dịch marketing khả thi. Có rất nhiều mô hình phức tạp hơn được biến thể từ mô hình 3C vì tính đơn giản, dễ áp dụng của nó.
![]() |
Mô hình 3C là mô hình đơn giản nhất hiện nay. |
Trong ba chữ "C" trên bạn có thể bắt đầu bằng bất kỳ chữ "C" nào, nhưng bạn nên phân tích khách hàng trước, tiếp theo đó là đối thủ cạnh tranh và sau cùng là doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn phân tích công ty trước, bạn sẽ có xu hướng dùng dữ liệu của công ty làm tiêu chuẩn phân tích cho khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Hiểu vấn đề của khách hàng mới là điểm quan trọng trong marketing hoặc bất kỳ business nào. Vì vậy bạn nên bắt đầu phân tích khách hàng trước tiên.
1. "C" đầu tiên - Customers:
Trong bước này thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về người tiêu dùng trong thị trường để tìm ra khách hàng mục tiêu là điều tiên quyết.
Trong bước này bạn có thể áp dụng dữ liệu nhân khẩu học. Hãy tìm ra thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới và hiểu nhu cầu của những khách hàng mục tiêu sẽ cải thiện mạnh mẽ tỉ lệ thành công cho chiến dịch marketing của bạn.
Những dữ liệu như thu nhập trung bình của họ trong một tháng, họ thích gì và không thích gì, họ có thể tiếp cận thông tin doanh nghiệp bạn ở đâu?... Đều là những cách hữu ích để khai thác thông tin về khách hàng.
Bạn cũng có thể sử dụng các câu trả lời từ những cuộc phỏng vấn chuyên sâu, bài kiểm tra người dùng và bảng câu hỏi để hiểu rõ hơn trong tâm trí khách hàng. Bằng những thông tin cho tiết đó bạn có thể đẩy mạnh chiến dịch truyền thông hơn và có thể làm phổ biến sản phẩm của bạn nhanh chóng ra thị trường.
Nếu đã có khách hàng sử dụng sản phầm của công ty bạn và phản hồi lại, thì thông tin phản hồi đó sẽ đáng chú ý hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng những công cụ trên internet để phân tích phản hồi của khách hàng, có những câu trả lời thường được đăng trên các trang FAQ (Các câu hỏi thường gặp phổ biến) như ask.com hoặc answers.com để tìm những mối quan tâm mà khách hàng thường có.
Nếu bạn cảm thấy khó thực hiện khảo sát ở thế giới thực thì có thể khảo sát trên internet qua các dịch vụ cung cấp bảng câu hỏi, điển hình như Google biểu mẫu.
2. "C" thứ hai - Competitors:
Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm google để tìm các đối thủ trong cùng một thị trường cạnh tranh. Hoặc các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook,...
Một điều quan trọng cần phải để tâm đó là ví dụ một cửa hàng bán đồ ăn nhanh, không chỉ có ảnh hưởng trong thị trường ăn nhanh mà còn ảnh hưởng đến nhà hàng và siêu thị. Bạn sẽ phải nhìn rõ hơn tầm nhìn của mình để nhấn mạnh hơn vào cách cạnh tranh.
Sau khi bạn tìm ra các đối thủ cạnh tranh chính trong thị trường hãy phân tích họ kỹ lưỡng. Họ cung cấp những gì? Thế mạnh của họ nằm ở đâu? Điểm yếu của họ như thế nào?. Bạn cũng có thể tìm kiếm xem người tiêu dùng đánh giá đối thủ như thế nào qua internet. Tìm điểm yếu thông quá chính khách hàng của họ cũng là một sáng kiến tuyệt vời.
Việc phân tích như vậy sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu vào khách hàng và cải thiện doanh nghiệp bạn trong thị trường. Hãy phân tích tốt đối thủ và tạo ra lợi thế của riêng bạn.
3. "C" thứ ba - Corporation:
Bước cuối cùng trong phương pháp này là phân tích công ty của bạn ảnh hưởng thế nào đến khách hàng.
Bạn sẽ muốn biết những chiến lược tiếp thị nào ảnh hưởng tích cực đến họ trong quá khứ và cả những ý tưởng thất bại đã tồn tại. Cách tốt nhất để làm được điều đó chính là hiểu tâm lý của người tiêu dùng một lần nữa đứng từ quan điểm của khách hàng.
Từ kết quả phân tích khách hàng cho đến đối thủ cạnh tranh mà bạn đã thực hiện. Hãy xem xét những "điểm mạnh" và "nguồn lực" mà công ty của bạn có thể tạo ra trong thị trường. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc liệt kê ra hãy hỏi quan điểm của khách hàng, bằng cách hỏi họ thích điểm nào ở sản phẩm đối thủ hơn sản phẩm công ty bạn.
Bạn có thể tạo điểm theo tính năng riêng biệt để khách hàng có thể dễ dàng đánh giá và bạn cũng dễ dàng so sánh với đối thủ. Hãy để ý kỹ khách hàng đang phản hồi với các hoạt động marketing như thế nào trong thị trường hiện nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét